Monday, March 23, 2009

THỜI KỲ HOÀNG KIM CỦA TADAO ANDO -RIBA Journal

TADAO ANDO LÀ NGƯỜI NĂM NAY ĐOẠT HUY CHƯƠNG VÀNG HOÀNG GIA - GIẢI THƯỞNG CAO QUÝ NHẤT VỀ KIẾN TRÚC CỦA ANH. DƯỚI ĐÂY, NAOMI STUNGO PHÁC HOẠ GƯƠNG MẶT CON NGƯỜI ẤY VÀ KIẾN TRÚC CỦA ÔNG.

Tạp chí KIẾN TRÚC số 06 (68)/1997
THỜI KỲ HOÀNG KIM CỦA TADAO ANDO
NAOMI STUNGO

Kiến trúc sư Nhật Bản có một thần tượng vĩ đại là Le Corbusier. Ông bị ám ảnh đến nỗi đã lấy tên thần tượng đó đặt tên cho con chó cái của mình.
Am hiểu tính nết rất khôn ngoan, Ando biết là phải từ chối công việc nếu "Le Corbusier" gầm gừ với khách hàng. Suốt ngày nó đi quanh quẩn khắp văn phòng. Buổi tối ở nhà, Ando âu yếm vỗ về nó.
Cũng như thần tượng của mình trước đây, mùa xuân này Ando giành được vinh dự cao nhất của Hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA): Huy chương Vàng Hoàng gia Anh năm 1997. Vậy Ando là ai? Con người trầm lặng đã bước vào đời như một võ sĩ quyền Anh không qua đào tạo chính quy như ông tự thú nhận đó là ai? Ông đã làm thế nào để trở thành một trong những kiến trúc sư vĩ đại của thế giới?
Những người hoài nghi nói Ando có các nhà phê bình chuyên cần có học thức ở phương Tây. Họ nói địa vị của Ando ở Nhật Bản dựa trên cơ sở những người ủng hộ ông ở phương Tây.
Tất nhiên, Ando đã nổi tiếng trước ở phương Tây. Thời trai trẻ, ông và người vợ theo chủ nghĩa thế giới của mình cùng với người quản lý kinh doanh tên là Yumiko (đóng vai trò phiên dịch của ông) đã đi du lịch phương Tây, gặp gỡ những người biên tập các tạp chí.
Một nhà phê bình người Anh nói: "Ando đã trở nên nổi tiếng ở phương Tây là bộ phận của chiến lược có chủ tâm. Tác phẩm của ông thể hiện thuyết duy linh một cách dè dặt đã hấp dẫn phương Tây trong những năm 1980 như một sự đối lập với chủ nghĩa Hậu - Hiện đại". Điều đó không có nghĩa là tác phẩm của Ando là giáo điều. Không còn nghi ngờ gì nữa về sức mạnh của những gian nhà bêtông đẹp tuyệt vời của ông. Song, điều lý thú là, ở Nhật Bản Ando không được coi là một kiến trúc sư nổi tiếng nhất của đất nước. Tất nhiên ông cũng nằm trong số "top ten" (mười người đứng đầu) ở đây, song Kenzo Tange, Arata Isozaki và Kisho Kurokawa chắc chắn được biết đến nhiều hơn.
Một người bị hiểu lầm
Nữ kiến trúc sư Gabrielle Bramante - người đã có một thời gian gần gũi với vợ chồng Ando - nói: "Ở phương Tây người ta không hiểu tác phẩm của Ando. Họ nghĩ cái đó thật độc đáo. Ông ấy làm cái mà ông ta rất tốt và rất nhất quán, nhưng đó chỉ là công thức dựa trên cơ sở truyền thống thiết kế vườn hoa Nhật Bản".
Bramante giải thích: bí quyết của tác phẩm của Ando là ý của bài thơ haiku. Haiku không hẳn chỉ là bài thơ 36 âm tiết, nó có nghĩa tổng quát hơn là: "sự tô điểm cái nhìn thoáng qua". Ý này tái xuất hiện trong tác phẩm của Ando. Nhiều toà nhà có cửa sổ cao trông ra một phần của cây, một phần của phong cảnh xa xa; không bao giờ thấy được toàn bộ sự vật.
Cách sử dụng không gian của Ando cũng bắt nguồn từ thiết kế truyền thống của Nhật Bản. "Bố trí nhịp nhàng và biết khi nào thì ngắt quãng - đó là nguyên lý quy hoạch vườn hoa Nhật Bản" - Bramante nói. Ando sử dụng nó trong kiến trúc của mình. Một chuỗi các không gian sẽ kết thúc trong căn phòng có những tỷ lệ khác nhau.
Nhưng, nếu như Gabrielle Bramante không cho tác phẩm của Ando là độc đáo thì cũng phải thừa nhận ông là một kiến trúc sư quan trọng "Ando là một kiến trúc sư vĩ đại. Ông là người hoàn toàn có thể "được xếp hạng" bởi công trình của mình. Sự tận tâm không thoả hiệp đó đã mang lại những kết quả".
Vợ chồng Ando không có con. Mặc dù thành đạt về tài chính, đôi vợ chồng ấy vẫn ở trong một căn hộ 150m2 với trang bị tối thiểu ở Osaka. Chiếc Porsche là thứ đồ chơi của ông: nó vẫn thường nằm trong gara, vì ông ở rất gần nơi làm việc nên hay đi bộ.
Người Nhật Bản làm việc với cường độ cao. Thế mà Ando lại còn làm thêm giờ vượt cả tiêu chuẩn Nhật Bản. Nhưng ông đã phải đấu tranh thực sự để thành đạt ở nơi ông có mặt.l
Bạn có thể nói cuộc đấu tranh ấy đã mở đầu ngày đó. Ando sinh năm 1941, năm nay 56 tuổi. Ông là một trong hai anh em sinh đôi. Trong khi các anh em của Ando được bố mẹ nuôi dưỡng thì ngay từ lúc lọt lòng ông đã phải ở với ông bà ngoại. Yumiko giải thích: "Đó là vấn đề dòng họ trên cơ sở vẫn giữ lại cái tên Ando. Mẹ ông là con một".
Khác với nhiều kiến trúc sư nổi tiếng như Isozaki và Toyo Ito là con nhà nòi kiến trúc, Ando không có người bảo trợ trong nghành kiến trúc. Ông cũng chẳng học qua đại học kiến trúc mà cũng chưa rèn luyện tay nghề ở xưởng thiết kế của một nhân vật nổi tiếng nào. Ando nói: "Khi tôi 15 tuổi có công trường xây dựng ở gần nhà tôi và tôi đã quen một số thợ mộc. Thế rồi khi học ở trường chuyên nghiệp, tôi đã thấy cuốn sách của Le Corbusier ở một hiệu sách cũ. Tôi đã nhận thức được nghệ thuật thiết kế xây dựng bằng cách vẽ đi vẽ lại các hình trong cuốn sách đó và tham quan các quán trà ở địa phương, các đền chùa cổ và những nơi thờ cúng ở Kyoto và Nara". Ando cũng đã thực hiện chuyến đi nghiên cứu ở Châu Âu vào cuối những năm 1960.
Đây có thể không phải là một bức tranh đầy đủ. Cả hai anh em Ando đều làm trong nghành công nghiệp xây dựng. Điều đó đã tạo điều kiện cho mối liên hệ gia đình. Người anh em sinh đôi của Ando là cố vấn của khách hàng, tìm địa điểm xây dựng và tiến cử kiến trúc sư cho các khách hàng. Người em trai của Ando là một kiến trúc sư không thành đạt lắm.
Trở ngại lớn thứ hai mà Ando đã vượt qua là từ Osaka. Osaka - thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản - đối với Tokyo cũng như Birmingham đối với London trong thế kỷ XIX là con ngựa kéo công nghiệp, người anh em họ thông thường.
Nữ kiến trúc sư Katherine Findlay người Anh, có cơ sở ở Tokyo nói: "Trạng thái tâm lý Osaka có ý nghĩa quan trọng đối với Ando. Ông ta nói một cách thực tế. Bạn không thể tưởng tượng được ông ta đã nói thao thao như thế nào về những cái cao quý".
Điều đó cũng giải thích cách ông quản lý văn phòng "Kiến trúc sư Tadao Ando và các cộng sự" của ông ở Osaka theo lời của kiến trúc sư Tom Heneghan bạn ông: "Ando tổ chức văn phòng của mình theo cách rất truyền thống - rất Nhật Bản, và đặc biệt là rất "Kansai" (tên vùng có thành phố Osaka). Muốn làm việc ở văn phòng Ando thì phải qua thời kỳ làm người học việc ở đó".
Khi trả lương cao hơn định mức cho 20 hoặc nhiều người hơn nữa trong văn phòng của mình, Ando cũng mong đợi sự cống hiến 100% của họ. Heneghan nói rằng Ando thường hay đánh nhân viên khi họ làm sai. "Tôi có ý định đánh vào người" - ông nói thẳng vào mặt họ. "Điều đó nghe thật kỳ quặc, nhưng đó là cách mà "ông chủ" dùng để dạy các nghề truyền thống. Nó cũng được coi là chẳng có gì là kỳ lạ ở Nhật Bản và hoàn toàn có thể được chấp nhận ở một vùng truyền thống như Kansai".
Các thuộc hạ của ông cũng đã nói là họ làm vệ sinh trong phạm vi của họ ở văn phòng trước khi họ bắt tay vào việc.
Nhưng không phải đơn giản chỉ có văn phòng mà các nhân viên phải phủi bụi và lau sàn. Theo Heneghan, họ còn phải đến lau chùi các công trình của Ando mới hoàn thành: "Như vậy nghe có vẻ như bóc lột, nhưng cốt là để họ học về các chi tiết của công trình. Nếu bạn lau chùi tay vịn cầu thang thì bạn sẽ thực sự cảm nhận được nó. Như thế giống như một kiểu đào tạo ở công trường".
Heneghan nói là đối với những công trình lớn hơn thì Ando buộc chủ thầu cũng phải đến lau chùi nhà.
Ngược lại, để đáp ứng sự tận tâm của họ, Ando chịu trách nhiệm đối với hạnh phúc và sự tiến bộ của họ. Ông thường cho các kiến trúc sư trẻ đến ở nhà mình. Sau vài ba năm làm việc với ông, nhân viên được cử đi học tập ở châu Âu với sự giúp đỡ của Văn phòng. Vào dịp đó ông chi cho họ tiền tàu đến Tokyo (130 bảng Anh) và dặn họ quan sát kỹ một toà nhà ở đó.
Ban giám khảo Huy chương Vàng Hoàng gia nói về Ando: "Công trình của ông được đặc trưng bởi sự thể hiện kiến trúc bắt nguồn từ những hình đơn giản. Ông được gọi là người theo chủ nghĩa tối thiểu, mặc dù không có gì đơn giản về con người đó. Ando nổi lên như một kẻ nổi loạn trong sáng tác ở nước ông, tuy được kính trọng một cách rõ ràng như một nghệ sĩ thâm thuý và thanh lịch. Đối với phần còn lại của thế giới ông là một người hùng kiến trúc".
Điều đó nghe khá đúng.

ĐẶNG PHƯỚC LỢI dịch
(Theo tạp chí "RIBA Jounal"
của Hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh
số tháng 4-1997)
Theo quan điểm của mình thì bài viết hơi khắt khe. Mình thấy rằng kiến trúc của ông Ando rất hoàn chỉnh và phong phú về mặt tạo hình, chứ không chỉ có một vài đặc điểm nhận xét ở trên.

No comments:

Post a Comment

Có người gửi nhận xét trong aimLIVE.blogspot.com của bạn